BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ THANG BẢNG LƯƠNG 2020

Hướng dẫn thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho doanh nghiệp

 

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là trách nhiệm của mọi doanh nghiệp khi sử dụng lao động. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ thủ tục đăng ký BHXH lần đầu, đặc biệt là các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.

 

Hướng dẫn thủ tục đăng ký BHXH lần đầu cho Doanh nghiệp

 

Bài viết này VinBrains sẽ giúp bạn hiểu tường tận về BHXH. 


Bất cứ doanh nghiệp nào đang sử dụng lao động đều phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động để đảm bảo lợi ích về sau cho người hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy thủ tục tham gia BHXH bắt buộc như thế nào? Hồ sơ tham gia BHXH bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.


1. Khi nào doanh nghiệp cần đóng BHXH cho người lao động


Theo quy định, người lao động được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong 2 điều kiện sau đây:


- Người làm việc theo hợp đồng lao động (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;


- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (áp dụng từ 01/01/2018).


2. Hồ sơ và thủ tục đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho doanh nghiệp


Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT thủ tục và hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN được thực hiện theo các bước sau:


Bước 1: Người lao động làm:


Người lao động kê khai tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội (Theo mẫu TK1-TS - Ban hành kèm QĐ số 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)


Bước 2: Doanh nghiệp/người sử dụng lao động làm:


- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT
(Theo mẫu TK3-TS - Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam


- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
(Theo Mẫu D02-TS - Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam)

 

Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

 

Các bước thực hiện bước 3 theo thứ tự như sau:


1. Thành phần hồ sơ: Mẫu TK1-TS, Mẫu TK3-TS và Mẫu D02-TS;


2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ;


3. Nơi nộp hồ sơ: Nộp cho cơ quan bảo hiểm quận/huyện.


(Đăng ký cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý theo địa bàn đăng ký trên giấy phép đăng ký kinh doanh)


Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bản tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.


Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.


4. Hình thức nộp hồ sơ


Nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua giao dịch điện tử, dịch vụ bưu chính, cụ thể:


Đối với hồ sơ giấy: Đơn vị thông báo cơ quan BHXH hoặc tổ chức dịch vụ bưu chính đến nhận hồ sơ trực tiếp tại đơn vị; đối với dữ liệu điện tử (nếu có) đơn vị gửi cho cơ quan BHXH qua Internet,...


Trường hợp đơn vị đăng ký giao dịch điện tử thì thực hiện theo quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của BHXH Việt Nam.


5. Thời hạn nộp hồ sơ:


Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng người sử dụng lao động phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.


Bước 4: Cơ quan bảo hiểm thực hiện


Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm sẽ thực hiện tiến hành cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT.


Cấp sổ BHXH: Cấp mới (đối với người tham gia BHXH bắt buộc) Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.


Cấp thẻ BHYT: Cấp mới không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.


Trên đây là hướng dẫn hồ sơ và thủ tục tham gia BHXH cho doanh nghiệp mới đăng ký lần đầu. Để theo dõi những thông tin khác về Tài chính - kế toán mời bạn truy cập TẠI ĐÂY!

 

Các dịch vụ Tài chính - Kế toán của Vinbrains

 
Hướng dẫn các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH năm 2020
 
Những ngày đầu của năm, bên cạnh lương, thưởng, người lao động thường quan tâm nhiều tới chế độ, chính sách bảo hiểm trong năm mới. Và một trong số đó là thông tin về các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc.
 
1/ Các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc năm 2020
 
Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
 
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
 
Trong đó, các khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
 
Và như vậy, các khoản thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc sẽ là:
 
STT Khoản thu nhập
1 Tiền lương
2 Phụ cấp chức vụ, chức danh
3 Phụ cấp trách nhiệm
4 Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
5 Phụ cấp thâm niên
6 Phụ cấp khu vực
7 Phụ cấp lưu động
8 Phụ cấp thu hút
9 Phụ cấp có tính chất tương tự
10 Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương
 
 
2/ Các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc năm 2020
 
Điểm 2.3 khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ:
 
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác.
 
Do đó, có thể xác định các khoản thu nhập không tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm:
 
STT Khoản thu nhập
1 Tiền thưởng theo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
2 Tiền thưởng sáng kiến
3 Tiền ăn giữa ca
4 Tiền hỗ trợ xăng xe
5 Tiền hỗ trợ điện thoại
6 Tiền hỗ trợ đi lại
7 Tiền hỗ trợ nhà ở
8 Tiền hỗ trợ giữ trẻ
9 Tiền hỗ trợ nuôi con nhỏ
10 Tiền hỗ trợ khi người lao động có thân nhân chết
11 Tiền hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn
12 Tiền sinh nhật của người lao động
13 Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động
14 Tiền trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp
15 Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động

 

Trên đây là tổng hợp của Kế toán VinBrains về các khoản thu nhập tính đóng và không tính đóng BHXH bắt buộc trong năm 2020. Doanh nghiệp và người lao động nên nắm rõ những quy định này để bảo đảm quyền lợi cho mình.
 
Nếu cần tư vấn miễn phí hoặc dịch vụ trọn gói về kế toán, BHXH, tối ưu hóa bộ máy nhân sự hãy liên hệ chúng tôi.
 

 

Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương 2020
 
Xây dựng hệ thống thang bảng lương là điều bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp ngay khi đi vào hoạt động có thuê lao động hoặc khi có sự thay đổi mức lương tối thiểu vùng. Vậy xây dựng thang bảng lương có những nguyên tắc nào và cách xây dựng thang bảng lương 2020 như thế nào? Bài viết dưới đâycủa Vinbrains sẽ hướng dẫn bạn chi tiết nhất.
 
Trong bài viết này, kế toán VinBrains sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng hệ thống thang bảng lương 2020. Bao gồm 1 bộ hồ sơ đầy đủ đăng ký thang bảng lương lần đầu cho doanh nghiệp DN theo đúng các nguyên tắc xây dựng thang lương lương, bảng lương quy định tại điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ. Quy trình bạn cũng có thể áp dụng tương tự khi xây dựng hệ thống thang bảng lương trong trường hợp mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh
 
1. Quy định về việc xây dựng thang bảng lương
 
Theo điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
 
Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang bảng lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ.
 
Chú ý: Kể từ ngày 1/11/2018 theo nghị định 121/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ quy định:
 
“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”
 
Lưu ý: Quy định miễn thủ tục gửi tuy nhiên doanh nghiệp vẫn phải xây dựng và lưu tại doanh nghiêp.
 
2. Hồ sơ xây dựng thang bảng lương 2020 gồm:
 
Hệ thống thang bảng lương
 
Công văn xin đăng ký hệ thống thang bảng lương
 
Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
 
Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
 
Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
 
Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp
 
Chú ý: Người lập mẫu biểu phải điền tên và số điện thoại vào, và phải trực tiếp đi nộp.
 
3. Hướng dẫn cách xây dựng thang bảng lương
 
Sau đây Kế toán VinBrains xin hướng dẫn bạn cách xây dựng thang bảng lương với mẫu theo nghị định 90.
Nguyên tắc:
 
Bậc 1 phải bằng hoặc lớn hơn mức lương tối thiểu vùng
 
Bậc sau phải lớn hơn bậc trước tối thiểu 5%
 
3.1 Cách ghi bậc 1
 
- Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do chính phủ quy định.
 
Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP mức lương tối thiểu vùng 2020 đã tăng lên và cũng theo nội dung này yêu cầu doanh nghiệp phải điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động.
 

 
- Mức lương thấp nhất của công việc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
 

 
3.2 Nếu làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%.
 

 
3.3. Công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
 

 
* Cách ghi bậc 2 trở đi:
 
 - Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất hơn 5% so với mức lương trước đó.
 
 - Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh.
 
Lưu ý:
 - Thang bảng lương phải được định kỳ kiểm tra để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp và nhằm đảm bảo các quy định của pháp luật lao động. 
 
 - Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện.
 
Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
 
Ví dụ: Nếu ở Bậc ghi như sau:
 
- NV văn phòng Bậc 1 ghi: 4.420.000
 
- NV Kỹ thuật Bậc 1 ghi: 4.194.400
 
=> Thì bậc 2 ghi như sau:
 
- NV văn phòng: Bậc 2= 4.420.000 + (4.420.000 x 5%) = 4.641.000
 
- NV Kỹ thuật: Bậc 2 = 4.729.400 + (4.729.400 x 5%) = 4.965.870
 
- Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi: -> Thường là để từ 5 - 7 bậc nhé.
 
Lưu ý: 
 
- Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ Thủ tục Gửi thang bảng lương, định mức lao động của doanh nghiệp.
 
Nơi nộp hồ sơ Thang bảng lương:
 
- Doanh nghiệp xây dựng thang, bảng lương theo các nguyên tắc do Chính phủ quy định và gửi Phòng Lao động Thương binh xã hội Quận (Huyện) nơi DN đóng địa bàn.
 
Lưu ý: Đối với những DN mới thành lập để nộp được Thang bảng lương cho Phòng lao động thì trước đó các bạn phải Khai trình sử dụng lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động.
 
=> Tức là: Khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương nhé để nộp cho Phòng lao động lương binh xã hội Quận, huyện.
 
- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện. (Mẫu này là Biên bản thông qua Thang bảng lương)
 

 
* Mức phạt những vi phạm về thang bảng lương:
 
Theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp không gửi thang lương, bảng lương đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1 triệu đồng.
 
Riêng đối với trường hợp không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc xây dựng thang lương, bảng lương không đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 2-5 triệu đồng.
 
Doanh nghiệp trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện sẽ bị phạt từ 5-50 triệu đồng.
 
Nếu bạn cần một dịch vụ kế toán chuyên nghiệp nhất hãy liên hệ với chúng tôi.
 

 

 

 

 

Dịch Vụ Khác

DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN

DỊCH VỤ TƯ VẤN KẾ TOÁN

Dịch vụ kế toán trọn gói; Dịch vụ kế toán Thuế; Dịch vụ quyết toán thuế cuối năm

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

DỊCH VỤ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bạn có ý tưởng kinh doanh và muốn thành lập công ty cho riêng mình, nhưng lại băn khoăn mình nên thành lập công ty gì? Không...

DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

DỊCH VỤ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP

Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 thì thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện trong các trường hợp như sau

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0937 220 227