Chi tiết bài viết

5 kỹ năng bạn nên có để trở thành một "Headhunter" thành công

     Với ngành tuyển dụng nhân sự  cấp cao đang phát triển tại Việt Nam và khu vực, ngày càng nhiều bạn muốn tham gia vào lĩnh vực này. Thay vì làm một công việc bàn giấy sau khi tốt nghiệp, nhiều bạn bây giờ đang quan tâm nhiều hơn trong việc sử dụng các mối quan hệ của mình (‘relationship’ hay ‘network’) để có thu nhập. Tại sao không? Headhunter được xem là một công việc có đặc biệt nếu bạn giỏi về giao tiếp xã hội và mở rộng các mối quan hệ. Thay vì chờ đợi cho người nào đó liên lạc với bạn, bạn là người sử dụng các thông tin, nguồn lực mà mình có để liên lạc với các ứng viên cao cấp hay khách hàng tiềm năng.

     Bạn đã có thể nhìn thấy rất nhiều headhunter người thành công nhưng ngoài kia có rất nhiều người khác đang chờ đợi để thành công trong công việc này. Đây là những người bị từ chối không biết bao nhiêu ứng viên hay khách hàng của họ. Và họ vẫn đang đi tìm cách tốt nhất để hoàn thành tốt công việc của một headhunter thực sự. 

     Vì vậy, nếu bạn không muốn vất vả giống như những người ở trên, tốt nhất là bạn cần biết được những đặc điểm và các kỹ năng cần thiết để có một headhunter thực sự.

1. Marketing với các chiến lược sáng tạo

     Do việc headhunter chỉ nhận phí tư vấn từ các công ty, thách thức lớn nhất đối với một headhunter là để có thể làm cho một vị trí không mấy làm hấp dẫn (ví dụ: có thể là mức lương, thương hiệu của khách hàng, địa điểm làm việc quá xa, sếp quá khó tính, yêu cầu rất cao nhưng ưu đãi thì thấp, khách hàng có tỷ lệ nghỉ việc cao, văn hóa phực tạp….) được ít nhất là biết đến và được chấp nhận bởi các ứng viên tiềm năng trong lĩnh vực liên quan. Một người headhunter giỏi là người có thể chia sẻ và nhấn mạnh được những điểm nổi bật (unique selling point) từ phía khách hàng, hay vị trí họ đang cần tìm, cũng như thử thách ứng viên với các điểm họ sẽ phải vượt qua nếu như có làm vị trí đó.

     Có nhiều lý do tại sao một khách hàng cần đến dịch vụ tuyển dụng nhân sự cấp cao. Điểm đầu tiên là headhunter có thể giúp rút ngắn các quy trình tuyển dụng (trung bình từ 10-20 ngày, có những lúc chỉ trong 1-2 ngày theo yêu cầu của khách hàng), Và một mặt khác là để có thể tìm thấy các ứng cử viên thụ động thích hợp (suitable passive candidate) cho một công việc mà bình thường những ứng viên này sẽ không chủ động apply vào. Đó là công việc của headhunter tư vấn và cung cấp thông tin cho các ứng cử viên để họ thấy rằng đó là một công việc có thử thách và thú vị. Việc này chỉ có thể đạt được nếu bạn biết làm thế nào để marketing job đến những ứng viên khác nhau.

2. Bán chính mình (sell yourself) và dịch vụ của bạn

     Việc một headhunter làm không chỉ là tuyển dụng một ứng cử viên cho một vị trí, mà bạn phải bán vị trí đó cho ứng viên. Việc này muốn thành công cần phải có Niềm tin, Sự tự tin và Tính trung thực từ phía bạn. Từ những ấn tượng đầu tiên với ứng viên đến những khoảng thời gian sau khi bạn chốt được deal, bạn phải đảm bảo rằng bạn đang bán bản thân mình tốt. Từ cách ăn mặc, đi đứng, nói chuyện, tự tin trong các cuộc trao đổi giữa ứng viên & khách hàng và chịu trách nhiệm đối với khách hàng và mỗi ứng cử viên. Không có gì hơn khi bạn có một danh tiếng tốt trong lĩnh vực này. Và phải mất rất nhiều thời gian và thử thách để có thể có được một hình ảnh headhunter tốt tại Việt Nam.

3. Kết nối và giao tiếp

     Cho dù bạn có tốt ở các kỹ năng khác, bạn sẽ không thể thành công trong nghề này nếu bạn không có sự quan tâm thực sự tới mọi người dù họ là ứng viên hay khách hàng của bạn. Kỹ năng giao tiếp phần lớn là bẩm sinh nhưng rất nhiều người có thể có được nếu bạn thực sự trau dồi hàng ngày. Bạn phải biết cách để ứng xử với mỗi khách hàng và ứng viên. Bạn sẽ cần phải duy trì kết nối với ứng kiên kể cả sau khi bạn giới thiệu họ thành công, hay duy trì liên lạc với khách hàng kể cả khi bạn đã tuyển dụng xong hết các vị trí họ cần. Bạn sẽ cần đối xử tốt với tất cả mọi người ngay cả khi họ là người hoàn toàn xa lạ với bạn vì bạn sẽ không biết khi nào bạn sẽ làm việc với họ. Kỹ năng giao tiếp là nền tảng cơ bản của một headhunter chuyên nghiệp, từ email, nói chuyện qua phone, gặp mặt trực tiếp, tại các networking event hay business lunch.

4. Thuyết phục, tạo ảnh hưởng đến người khác và tạo dấu ấn của cho riêng mình

     Bạn phải biết làm thế nào để thuyết phục các ứng viên tiềm năng rằng đây là công việc mà có thể phát huy tối đa tiềm năng của họ. Bạn cũng phải biết cách thuyết phục khách hàng của bạn rằng tất cả mọi người trong danh sách bạn đã gửi họ là các ứng viên phù hợp nhất với yêu cầu của công ty. Khả năng của bạn để thuyết phục và tạo ảnh hưởng đến quyết định của họ sẽ giúp bạn chốt được nhiều deal lớn. Theo cá nhân tôi thì đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất khi làm nghề này bởi vì (một mình) bạn sẽ cần phải đứng ra đàm phán với các cấp giám đốc (Director) hay tầm CXO level

5. Xác định và tìm kiếm các tài năng và kỹ năng độc đáo của ứng viên

      Một số ứng viên không chắc chắn rằng điểm mạnh thực sự của họ là gì. Họ sẽ nộp một CV mà không có bất kỳ định hướng. Đó là khi bạn cần phải nhảy vào để định vị (positioning) lại cho ứng viên. Dựa trên các cuộc phỏng vấn của bạn, bạn sẽ có thể xác định các kỹ năng lớn nhất hay giá trị nổi bật nhất của họ mà trên CV không thể hiện ra hết được. Khả năng của bạn để đánh giá và phân biệt những ứng viên tốt nhất với những ứng viên bình thường sẽ làm cho bạn trở thành một trong những headhunter tốt nhất tại Việt Nam

 

Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0937 220 227